Cơ hội và thách thức cho Logistics trong thời đại 4.0
Nhờ cách mạng công nghiệp 4.0 mà các công ty, doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội để rút ngắn thời gian thực hiện đơn hàng và mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới, bởi vậy, cũng như các cuộc cách mạng công nghiệp trước, công nghiệp 4.0 hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích, cơ hội to lớn cho Việt Nam.
Trong lĩnh vực Logistics, cách mạng 4.0 góp phần làm giảm thời gian giao nhận, chi phí vận chuyển, chi phí liên lạc thông tin, từ đó sẽ tối ưu được chi phí kinh doanh. Đồng thời, sẽ giúp cho hệ thống logistics và chuỗi cung ứng của các công ty, doanh nghiệp được minh bạch hơn.
Bên cạnh những mặt tích cực, ngành logistics Việt Nam còn phải đối mặt với những thách thức không nhỏ trong công cuộc chuyển đổi theo xu hướng 4.0 này.
Thêm một thách thức lớn khác của logistics 4.0 tại Việt Nam chính là vấn đề về nguồn nhân lực. Đối với đội ngũ nhân viên: Phần lớn đều tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên, bởi vậy để đáp ứng công việc, họ thường phải tham gia các khóa học để tự nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề trong quá trình làm việc.
Về đội ngũ nhân công lao động: Đa số trình độ học vấn thấp, công việc chủ yếu là bốc dỡ hàng, kiểm đếm kho bãi, sử dụng sức lực nhiều hơn là máy móc. Điều này một phần do phương tiện lao động còn lạc hậu, chưa có lao động chuyên môn.
Ở tầm vi mô tại các công ty, doanh nghiệp, chi phí đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin lớn nên các doanh nghiệp chưa thể đầu tư đồng bộ, mà chỉ mới thay đổi một vài hệ thống nhỏ lẻ như hệ thống quản lý kho hàng, quản lý vận tải…Trong khi, hệ thống tự động hóa cho kho hàng, trung tâm phân phối vẫn duy trì hệ thống cũ.
Ở tầm vĩ mô, tuy hạ tầng và trình độ công nghệ thông tin tại Việt Nam có phát triển nhưng vẫn còn thiếu nhiều ứng dụng cho ngành logistics.